fbpx
Rau Ăn Lẩu Mắm – Top 6 Loại Phổ Biến Nhất
Chức năng bình luận bị tắt ở Rau Ăn Lẩu Mắm – Top 6 Loại Phổ Biến Nhất
rau ăn lẩu mắm

Lẩu mắm là một trong những món ngon đặc sản được người người nhà nhà yêu thích. Để góp phần tạo nên một nồi lẩu mắm ngon đúng điệu, phải kể đến các loại rau ăn kèm. Vậy những loại rau ăn lẩu mắm gì phổ biến nhất, hãy cùng với BAKAFOOD tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Lẩu mắm thường ăn kèm với các loại rau
Lẩu mắm thường ăn kèm với các loại rau

Tầm quan trọng của rau ăn lẩu mắm

Rau không chỉ đơn thuần là một thành phần đi kèm trong nồi lẩu mắm mà còn là linh hồn, là yếu tố quyết định đến hương vị đặc trưng của món ăn này. Sự đa dạng về loại rau, từ những loại rau quen thuộc như rau muống, bông súng đến những loại rau thơm như húng quế, kinh giới, đã tạo nên một bức tranh màu sắc và hương vị vô cùng phong phú. Mỗi loại rau khi nhúng vào nồi lẩu sôi đều tỏa ra những hương thơm đặc trưng, hòa quyện cùng vị béo ngậy của nước lẩu, tạo nên một tổng thể hài hòa và hấp dẫn.

Bên cạnh việc làm tăng hương vị, rau còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các loại vitamin, khoáng chất có trong rau giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, chất xơ có trong rau giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. Việc kết hợp rau với lẩu mắm không chỉ giúp chúng ta no bụng mà còn đảm bảo một bữa ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất.

6 loại rau ăn lẩu mắm ngon nhất

Rau bông súng

Rau bông súng rất “được lòng” các chị em phụ nữ nội trợ’; được chọn là rau ăn lẩu mắm không thể thiếu. Sau khi tước vỏ thì cọng bông súng sẽ khá giòn, dễ gãy; nên chỉ cần dùng dao tước mỏng hoặc bẻ khúc là hoàn thành công đoạn sơ chế. Không chỉ dùng làm nguyên liệu trong lẩu mắm, loại rau này còn xuất hiện rất nhiều trong bữa ăn của người Việt như rau bông súng chấm mắm kho hay nấu canh chua.

Bông súng
Rau ăn lau mắm không thể thiếu bông súng

Rau bông súng có vị ngọt thanh, giòn giòn dai dai; rất thích hợp ăn với lẩu mắm. Bạn có biết, rau bông súng giúp an thần, trợ tim; tăng cường hô hấp và sinh lực, đồng thời nó còn có tác dụng chống co thắt, chống say; thanh nhiệt và cầm máu tốt.

Bông bí

Lẩu mắm ăn với rau gì – bông bí là chân ái! Bông bí không chỉ có vị rất ngon mà còn là vị thuốc quý; thậm chí bông bí cũng được xem là thứ tinh túy nhất của cây bí đỏ. Qua nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng bông bí có nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe như giúp bảo vệ hệ thống tim mạch, mạch máu; cải thiện giấc ngủ, tăng cường sức mạnh thể chất.

Bông bí thường ăn kèm với lẩu mắm
Bông bí thường ăn kèm với lẩu mắm

Bông bí được dùng trong chế biến những món ăn thường ngày như luộc, hấp, xào, nấu canh. Và đương nhiên là một loại rau không thể thiếu; khi ăn cùng lẩu mắm. Lưu ý, khi cho bông bí vào lẩu mắm thì nên cắt bỏ nhụy trước vì nhụy màu vàng bên trong bông bí có vị đắng, rất khó ăn. Và chỉ nên nhúng bông bí vào nước lẩu sôi rồi vớt ra ngay để giữ được độ giòn và vị ngọt thanh, không bị chín rục.

Bông điên điển

Điên điển là loại cây thuộc họ đậu, thân gỗ nhỏ; thường sống ở môi trường vùng nước ngập. Hoa có màu vàng khá đẹp mắt, là loại rau ăn kèm với lẩu mắm rất ngon; mà lại còn có tác dụng trị các căn bệnh như táo bón, mất ngủ, nóng trong người.

Điên điển
Bông điên điển dễ ăn và thường dùng ăn kèm trong lẩu mắm

Bông so đũa

Bông so đũa thường mọc theo từng chùm, hoa có màu tím hoặc trắng; là nguyên liệu phổ biến trong các món ăn; đặc biệt là trong món lẩu mắm. Ban đầu, khi vừa ăn thì bạn sẽ cảm nhận vị hơi đắng, nhưng hậu vị lại ngọt và có tính mát. Nếu không chịu được vị nhẫn của loại ăn này thì khi ăn kèm với lẩu mắm, nên lặt bỏ đài, nhụy và cuống hoa. Nhưng đây vốn được coi là vị đặc trưng của bông so đũa. Trong bông so đũa có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như vitamin nhóm B, C, sắt, kali, chất xơ, và các chất chống oxy hóa cao.

Bông so đũa
Bông so đũa tốt cho sức khỏe

Hoa kèo nèo

Hoa kèo nèo là một loại cây mọc hoang, dễ dàng nhìn thấy cạnh sông, ao, hồ hoặc dưới các đồng ruộng. Thoạt nhìn thì hoa kèo nèo có điểm khá giống với cây lục bình, nhưng điểm khác biệt là kèo nèo sống bám cố định và không trôi nổi như lục bình.

Hoa kèo nèo là lựa chọn hoàn hảo
Lẩu mắm ăn rau gì – Hoa kèo nèo là lựa chọn hoàn hảo

Kèo nèo có thể dùng được cả cây lẫn hoa, nhưng hoa vẫn là phần ngon nhất; loại rau nhúng này mà ăn với lẩu mắm thì không có từ ngữ nào có thể so sánh được. Kèo nèo có hương vị ngọt mềm, tuy hơi nhẫn một chút nhưng lại có mùi rất đặc trưng, gây ấn tượng cho người ăn. Kèo nèo còn là một bài thuốc chữa trị các chứng nhức mỏi, đau lưng, lợi tiểu nên rất tốt cho sức khỏe.

Bắp chuối

Lẩu mắm ăn với rau gì, thêm bắp chuối là “y xì”. Bắp chuối là nguyên liệu dân dã trong các bữa ăn; thường được xắt mỏng, đem ngâm muối cho không bị thâm; rồi nhúng rau ăn kèm với lẩu mắm. Mặc dù có vị hơi chát nhưng giòn ngon, bắt vị. Đặc biệt loại rau này rất giàu protein và các axit béo không bão hòa đấy nhé!

Bắp chuối
Bắp chuối bào thường xuất hiện trong các món lẩu

Cách chọn và sơ chế rau ăn lẩu mắm

Bí quyết chọn rau tươi ngon

Để có một nồi lẩu mắm thơm ngon, việc chọn rau tươi là vô cùng quan trọng. Rau tươi không chỉ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn mà còn đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Khi chọn rau, bạn nên ưu tiên những loại rau có lá xanh mướt, không bị úa vàng, không có dấu hiệu bị sâu bệnh. Rau nên có độ ẩm vừa phải, không quá khô cũng không quá ướt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến nguồn gốc của rau, ưu tiên chọn những loại rau được trồng sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sơ chế rau đúng cách

Sau khi chọn được những loại rau tươi ngon, bạn cần tiến hành sơ chế để loại bỏ bụi bẩn và các chất bẩn bám trên rau. Đầu tiên, bạn hãy ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút để loại bỏ các loại vi khuẩn có hại. Sau đó, vớt rau ra, rửa sạch lại nhiều lần dưới vòi nước chảy. Với những loại rau có lá xù xì như rau muống, rau cải, bạn có thể dùng dao để tách bỏ phần lá úa vàng, sâu bệnh. Cuối cùng, bạn cắt rau thành những đoạn vừa ăn, tùy theo sở thích của mỗi người.

Sơ chế sạch sẽ trước khi nấu rau cùng lẩu mắm
Sơ chế sạch sẽ trước khi nấu rau cùng lẩu mắm

Lưu ý khi sơ chế từng loại rau

Mỗi loại rau sẽ có cách sơ chế khác nhau để giữ được độ giòn ngọt và hương vị đặc trưng. Ví dụ, với những loại rau có vị đắng như rau đắng, rau má, bạn có thể trụng sơ qua nước sôi để giảm bớt vị đắng. Còn với những loại rau có nhiều xơ như bắp chuối, bạn nên bào mỏng để dễ ăn hơn. Đối với các loại rau thơm như húng quế, kinh giới, bạn chỉ cần rửa sạch và xé nhỏ là có thể sử dụng.

Tạm kết về rau ăn lẩu mắm

Trên đây là tổng hợp Top 6 loại rau kèm với lẩu mắm ngon nhất. Thêm một bí mật được bật mí là tại cửa hàng BAKAFOOD hiện có bán lẩu mắm Baka đặc biệt vô cùng hấp dẫn, nóng hổi vừa thổi vừa thưởng thức.

Lẩu mắm nhà BAKAFOOD
Lẩu mắm nhà BAKAFOOD

Điểm danh sơ sơ những nguyên liệu có trong lẩu mắm nhà BAKAFOOD nè: bún tươi, nước lẩu được nấu từ mắm cá linh, mắm cá sặc; cùng đủ loại rau tươi xanh (bông điên điển, bông súng, kèo nèo, rau đắng, rau muống, cà tím,…). Chưa hết đâu nha, topping siêu xịn sò có thịt ba chỉ bò Mỹ, hải sản gồm mực nang, tôm sú, cá sát/ cá hú, chả cá linh Châu Đốc. Còn chờ gì nữa, nhanh tay đặt lẩu mắm BAKAFOOD ngay nhé các tín đồ ẩm thực ơi!