fbpx
Hình Ảnh Nấu Bánh Chưng Ngày Tết – Nét Đẹp Truyền Thống
Chức năng bình luận bị tắt ở Hình Ảnh Nấu Bánh Chưng Ngày Tết – Nét Đẹp Truyền Thống
Hình Ảnh Nấu Bánh Chưng Ngày Tết - Nét Đẹp Truyền Thống

Chẳng biết từ khi nào mà khi trông thấy hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết là lòng ai cũng nôn nao Tết về. Hình ảnh ấy thật sum vầy và vui vẻ biết bao. Thông thường, phong tục gói bánh chưng bánh tét ngày Tết; sẽ được bắt đầu vào những ngày sắp kết thúc năm cũ. Hình ảnh mọi người tụ tập bên nhau làm bánh chưng ăn Tết quả thật là nét truyền thống đẹp. Vậy bạn đã biết cách nấu bánh chưng hay chưa? Nếu chưa thì tại HCM có địa chỉ cung cấp bánh chưng tết 2023 hay không? Mời bạn cùng BAKAFOOD theo dõi nội dung bài viết sau nhé!

Hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết thể hiện điều gì?

Mỗi khi Tết đến xuân về, dù đi đâu người Việt cũng không thể thiếu những chiếc bánh chưng xanh trên mâm cỗ ngày Tết cổ truyền. Đa phần nhà nào cũng có cặp bánh chưng để cúng tổ tiên. Có thể nói, bánh chưng trong mắt người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Trong mắt người Việt, bánh chưng không còn đơn thuần là một món ăn. Mà bánh còn trở thành một nét đẹp của người Việt. Song cùng với truyền thuyết lâu đời của dân tộc, hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về vũ trụ và nhân sinh.

Ý nghĩa bánh chưng ăn Tết

Hình ảnh những chiếc bánh chưng được gói khéo léo
Hình ảnh những chiếc bánh chưng được gói khéo léo

Bánh chưng dành cho mẹ, bánh dày dành cho cha. Bánh chưng, bánh dày là những thức ăn trang trọng, cao quý nhất để thờ cúng tổ tiên. Được dùng để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn sinh thành lớn lao của cha mẹ. Bánh chưng có hình vuông, màu xanh tượng trưng cho đất, âm. Bánh dày hình tròn màu trắng tượng trưng cho trời và dương, thể hiện triết lý âm dương, triết lý dịch học. Đặc biệt là triết lý vuông tròn của người Việt Nam.

Hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết thật đẹp biết bao!
Hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết thật đẹp biết bao!

Tìm hiểu về truyền thuyết phong tục gói bánh chưng bánh tét ngày Tết

Là món ăn truyền thống của Việt Nam, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm trong những ngày trọng đại. Nhất là vào những dịp lễ Tết. Bánh chưng do người Việt sáng tạo ra và gắn liền với sự tích bánh chưng, bánh dày. Theo truyền thuyết, bánh có từ thời Hùng Vương thứ sáu đánh thắng giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, đầu xuân triệu tập con cháu nói: “Ai tìm được món ăn ngon để cúng tổ tiên có ý nghĩa, ta sẽ truyền ngôi cho người ấy”.

Truyền thuyết kể rằng

Những người con tranh giành nhau tìm kiếm các của ngon vật lạ khắp mọi nơi.  Họ dốc sức tìm kiếm với hy vọng trở thành vua. Con trai thứ 18 của Vua Hùng thứ sáu, Lang Liêu với tính tình trong sáng và hiếu thảo. Nhưng vì mẹ mất sớm nên anh rất buồn vì không có mẹ bên cạnh chỉ dẫn cho. Đang lúc không biết làm sao, chợt nằm mơ thấy Thần nói: “Trên đời không có gì quý hơn gạo. Đó là nguồn thức ăn nuôi con người. Nên lấy gạo nếp làm nhân gói thành hình vuông, hình tròn. Tựa trưng cho Trời và Đất. Lấy lá bọc bên ngoài, còn nhân ở trong ruột tượng trưng cho công ơn sinh thành của cha mẹ”.

Lang Liêu với tấm lòng hiếu thảo đã dâng bánh chưng bánh dày cho Vua cha
Lang Liêu với tấm lòng hiếu thảo đã dâng bánh chưng bánh dày cho Vua cha

Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn. Anh lựa chọn gạo, đậu xanh ngon và bì lợn tươi. Đến hẹn, Lang (con vua) mang đến đây món ăn đầy hương vị núi rừng và biển cả. Lang Liêu chỉ có bánh dày, bánh chưng. Nhà vua kinh ngạc hỏi, sau đó Lang Liêu kể lại giấc mơ của mình. Nhà vua nếm thử bánh thấy ngon, khen ý nghĩa tốt đẹp nên truyền ngôi cho Lang Liêu. Tức đời vua Hùng Vương đời thứ bảy – Lang Liêu. Từ đó, hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết được lưu truyền đến nay.

Tiết Lang Liêu - Người vua trong truyền thuyết nước Văn Lang
Tiết Lang Liêu – Người vua trong truyền thuyết nước Văn Lang

Truyền thống được lưu truyền vào đời sống hiện nay thế nào?

Kể từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên đán hay cưới hỏi, các dịp thờ cúng… Dân gian truyền nhau cách làm bánh chưng bánh dày nên đã trở thành tục thờ cúng tổ tiên, cúng tế trời đất. Vì vậy, bánh chưng từ lâu đã xuất hiện trên các bàn thờ tế lễ để tạ ơn trời đất đã phù hộ cho: mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mang lại cho người dân cuộc sống ấm no.

Ngoài ra, chiếc bánh chưng xanh còn gợi cho ta ước mơ được sống an cư lạc nghiệp của con người: nhị vàng, thịt mỡ chín vàng… Đó là sự phì nhiêu của lúa chín ở quê. Ý nghĩa là sự thanh bình, hạnh phúc của cuộc sống chăn nuôi từ những người nông thôn.

Cùng với truyền thuyết xa xưa đó, hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết còn gói ghém nền văn minh nông nghiệp lúa nước, sản phẩm của nghề trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là bánh lá dong lấy từ tự nhiên, bên trong được chế biến bằng các nguyên liệu cội nguồn dân tộc: gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt lợn…

Bánh chưng còn thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Cho nên phong tục tặng bánh chưng làm quà cho cha mẹ cũng bắt nguồn từ đây. Cùng với bánh chưng, bánh dày, trong ngày Tết người ta bày mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương khắc.

Ngắm nhìn những hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết

Hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết - Nét đẹp được truyền từ bao đời nay
Hình ảnh nấu bánh chưng ngày Tết – Nét đẹp được truyền từ bao đời nay
Phong tục gói bánh chưng bánh tét ngày Tết vẫn được lưu truyền đến nay
Phong tục gói bánh chưng bánh tét ngày Tết vẫn được lưu truyền đến nay

Địa điểm cung cấp bánh chưng ăn Tết 2023 chất lượng 

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp bánh chưng thơm ngon, chất lượng. Mời bạn tham khảo qua BAKAFOOD nhé! Bánh chưng từ BAKAFOOD vừa thơm ngon, giá cả lại hợp lý chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Ngoài bánh chưng, BAKAFOOD cũng có bán nhiều đặc sản ngày Tết khác như các loại khô (cá khô, tôm khô, mực khô,…), hạt điều, trái cây, rau quả,… Muốn tìm quà Tết 2023, ghé Baka mua ngay và luôn nha!

0
Giỏ Hàng
  • No products in the cart.