fbpx
Thương Hiệu Gạo ST25 Bị Đánh Cắp Có Phải Là Thật?
Chức năng bình luận bị tắt ở Thương Hiệu Gạo ST25 Bị Đánh Cắp Có Phải Là Thật?
Thương Hiệu Gạo ST25 Bị Đánh Cắp Có Phải Là Thật?

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện nhiều thông tin phản ánh về việc ”thương hiệu gạo ST25” được các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký. Từ đó dẫn đến nguy cơ mất đi thương hiệu. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này sang thị trường Hoa Kỳ. Để hiểu đúng về bản chất của vấn đề và có cách xử lý hợp lý cho các tình huống liên quan. Và hiểu rõ hơn về thông tin thương hiệu gạo ST25 bị đánh cắp, thương hiệu gạo ST25 bị đạo nhái tại thị trường Hoa Kỳ. Và biết được nên mua gạo ST25 tốt ở đâu? Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp thông tin cần biết như sau:

Việc bảo hộ thương hiệu gạo ST25 bị đánh cắp

Về tên giống lúa ST25

Luật Sở hữu trí tuệ (viết tắt là Luật SHTT) quy định rằng để đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Thì người đăng ký sẽ phải đề xuất ra một tên gọi phù hợp cho giống cây trồng đó. Sau đó đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây. Và tên gọi đó phải hoàn toàn trùng khớp với tên gọi đã được đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào. Với điều kiện quốc gia đó có ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thỏa thuận rõ ràng về bảo hộ giống cây trồng (theo Khoản 1 Điều 163 Luật SHTT).

Như chúng ta đã biết, lúa ST25 đã được cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Đó là tấm bằng mang số 21.VN.2020. Được cấp theo Quyết định số 45/QĐ-TT-VPBH ngày 06/03/2020. Đó là quyết định từ Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chủ Bằng bảo hộ thương hiệu gạo ST25 là Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí. Tác giả giống lúa này là ông Hồ Quang Cua, bà Trần Tấn Phương và bà Nguyễn Thị Thu Hương.

Một khi giống cây trồng (ở đây là lúa) đã được đặt tên phù hợp và được bảo hộ. Trong trường hợp thương hiệu gạo ST25 bị đánh cắp; thì bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào chào bán sản hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng đó. Sẽ đều phải sử dụng tên đã ghi trong bằng bảo hộ. Kể cả sau khi đã kết thúc thời hạn bảo hộ ( theo khoản 4 Điều 163 Luật SHTT).

Hạt gạo trắng ngần mang thương hiệu ST25 trong tin đồn bị "đánh cắp"
Hạt gạo trắng ngần mang thương hiệu ST25 trong tin đồn bị “đánh cắp”

Về quyền của chủ bằng bảo hộ thương hiệu gạo ST25 bị đánh cắp – DNTN Hồ Quang Trí

Theo quy định tại Điều 186 Luật SHTT. Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng (ở đây là DN Hồ Quang Trí). Sẽ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây. Đây là các quyền liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ. Bao gồm quyền sản xuất hoặc nhân giống; quyền chế biến nhằm mục đích nhân giống. Quyền chào hàng; bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác. Hoạt động xuất khẩu; v.v.

Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng cũng có quyền thực hiện ngăn cấm các hành vi xâm phạm đến các quyền lợi hợp pháp của chủ bằng bảo hộ. Trong đó có hành vi khai thác, sử dụng các quyền liên quan mà chưa được cho phép.

Bên cạnh đó, cụ thể trong trường hợp của thương hiệu gạo ST25 bị đánh cắp này. Đó chính là vấn đề về quyền cấp cho chủ bằng bảo hộ số 21.VN.2020. Quyền này đặc biệt chỉ có hiệu lực ở Việt Nam (Khoản 1 Điều 169 Luật SHTT).

Ngoài ra tại khoản 4 Điều 163 Luật SHTT đã được đề cập ở trên. Về việc phải sử dụng đúng tên của giống cây trồng đã được đăng ký khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đây là một nghĩa vụ bắt buộc không chỉ trong thời hạn bảo hộ. Mà kể cả sau khi giống lúa này đã hết thời hạn bảo hộ vẫn cần dùng đúng tên.

Về việc bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm gạo nói chung và gạo ST25 nói riêng

Mọi loại gạo đều là sản phẩm chế biến từ thóc – sản phẩm sau thu hoạch của cây lúa. Trong trường hợp chủ bằng bảo hộ – DN Hồ Quang Trí bán giống lúa ST25 cho nông dân trồng. Thì toàn bộ quá trình làm ra gạo thương phẩm đều phải sử dụng tên “gạo ST25”. Các doanh nghiệp thu mua thóc từ lúa giống ST25 để xay xát. Sau đó bán gạo ra thị trường đều phải gọi đó là gạo ST25. 

Trong điểm b, khoản 2 Điều 74 Luật SHTT. Đã có quy định rằng tên gọi thông thường của bất kỳ hàng hóa nào bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến. Thì sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt, do đó không được đăng ký làm nhãn hiệu.

Điều đó có nghĩa là trong trường hợp cụ thể này đối với thương hiệu gạo ST25. Không ai có quyền bảo hộ độc quyền dấu hiệu “ST25” cho sản phẩm gạo. Do vậy mà các doanh nghiệp phải đưa sản phẩm gạo ST25 ra thị trường dưới thương hiệu của riêng mình. Để có thể phân biệt với gạo được sản xuất từ lúa giống ST25 của những đối tượng khác. Khi mà ở đâu ngoài chợ cũng bày bán cho người mua xem đủ thứ gạo với nhãn ST25. Người tiêu dùng nên xem xét mua gạo ST25 ở đâu uy tín nhất. 

ST25 - thương hiệu gạo ngon nhất thế giới năm 2019 có thể mua ở các siêu thị, cửa hàng uy tín
ST25 – thương hiệu gạo ngon nhất thế giới năm 2019 có thể mua ở các siêu thị, cửa hàng uy tín

Về vấn đề bảo hộ thương hiệu gạo ST25 bị đánh cắp, thương hiệu gạo ST25 bị đạo nhái tại thị trường nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng

Theo quy định của pháp luật các nước, trong đó có Hoa Kỳ. Tên gọi chung của sản phẩm hay dịch vụ sẽ không được bảo hộ dùng làm nhãn hiệu. Do đó mới có những thông tin về việc thương hiệu gạo ST25 bị đánh cắp. Tuy nhiên, đối với thương hiệu gạo ST25, không có chuyện đánh cắp nào ở đây cả. Như đã giải thích ở trên, đây là vì luật lệ ở mỗi quốc gia sẽ có điểm khác nhau. Thương hiệu gạo ST25 không hề bị bất cứ đối tượng nào tại thị trường Hoa Kỳ đánh cắp.

Tóm lại, dấu hiệu đặc trưng “ST25” với vai trò là tên của giống cây trồng. Do đó không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam. Cũng như Hoa Kỳ hay các nước khác. Cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cho các sản phẩm liên quan đến lúa, gạo. Nếu trên một nhãn hiệu nào đó được cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm liên quan đến lúa, gạo. Mà trên đó có xuất hiện dấu hiệu ST25 kết hợp cùng với các dấu hiệu khác tạo thành một tổng thể nhãn hiệu. Thì dấu hiệu ST25 của thương hiệu gạo cũng sẽ bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ.

Trước thị trường gạo đang lẫn lộn thật giả, người tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ xem nên mua gạo ST25 ở đâu uy tín nhất
Trước thị trường gạo đang lẫn lộn thật giả, người tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ xem nên mua gạo ST25 ở đâu uy tín nhất

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thương hiệu gạo ST25 bị đánh cắp; thương hiệu gạo ST25 bị đạo nhái tại Hoa Kỳ. Hy vọng rằng bài viết giúp bạn hiểu được các vấn đề về thương hiệu sản phẩm tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Từ đó có thể tìm cho mình câu trả lời cho câu hỏi mua gạo ST25 ngon ở đâu. Khi bạn ở Việt Nam cũng như khi sinh sống tại nước ngoài.

Ngoài ra, hiện nay BAKAFOOD đang cung cấp gạo ST25 100% Organic trồng luân canh với nuôi tôm tại vùng nuôi tôm U Minh Thượng trù phú vô cùng đảm bảo an toàn. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua để thưởng thức loại gạo ngon nhất thế giới. Hay để gửi tặng người thân yêu nhân dịp Tết sắp tới thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé! Ngoài gạo ST25 Organic thì Baka còn cung cấp rất nhiều sản phẩm hữu cơ an toàn khác. Để bạn và người thân yêu có thể yên tâm sử dụng. Trong thời điểm thị trường đang vô cùng nóng vì vấn đề thực phẩm “sạch” – “bẩn”.

Cảm ơn bạn vì đã quan tâm đến bài viết của Baka! Chúc bạn một ngày tốt lành!

0
Giỏ Hàng
  • No products in the cart.