Mọt gạo, một loại côn trùng tưởng chừng như vô hại. Nhưng ẩn mình bên trong cơ thể ấy là cả một sự xâm nhập, có thể khiến chất lượng và giá trị vốn có của gạo bị mất đi. Nhiều người thường quan niệm rằng “ăn gạo có mọt không chết đâu”. Đúng vậy, ăn gạo có mọt sẽ không chết nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta vì các chất dinh dưỡng cũng như hương vị trong gạo đã bị mất đi, không còn cơ hội để nuôi sống cơ thể con người. Vậy mọt gạo là gì? Có các loại mọt gạo nào? Tại sao lại có mọt gạo? Cùng BAKAFOOD tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé.
Mọt gạo là gì?
Mọt là một loại côn trùng khá nhỏ. Cơ thể của chúng đến khi trưởng thành chỉ dài khoảng 2mm và chúng thường có mỏ răng rất sắc và dài. Thoạt đầu khi nhìn, chúng ta thường sẽ thấy chúng có màu đen hoặc màu nâu toàn thân. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ phần thân của chúng, ta sẽ thấy vỏ cánh của mọt sẽ sáng lên màu cam đỏ giống như nhiều nhiều loại côn trùng khác.
Đúng như tên gọi của chúng, loại côn trùng này thường gây nguy hại và sản sinh khá nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta vẫn sẽ bắt gặp loại côn trùng này trong các loại ngũ cốc hoặc lúa mì, ngô.
Các loại mọt gạo thường gặp
Mọt gạo
Kích thước của loài mọt này khá nhỏ, chỉ dài chừng 1/16 inch. Ấu trùng của chúng thường là những con sâu mềm, màu trắng. Do đó mà khi ấu trùng của con mọt lẫn vào bên trong, bằng mắt thường chúng ta sẽ không thể nhìn thấy được. Khi lớn lên, mọt có màu nâu đỏ và sau đó đen dần. Nhộng của chúng có hình hài tương tự như con mọt đã trưởng thành, có mõm dài và thân màu trắng.
Mọt ngô
So với mọt gạo, mọt ngô có kích thước lớn hơn, 1/8 inch. Ngoại hình của chúng khi phát triển cũng sẽ có màu nâu đỏ đến xỉn đen và có 4 đốm vàng đỏ trên lưng. Tuy nhiên, màu sắc của chúng vẫn sẽ có phần đậm hơn thân của mọt gạo. Tốc độ phát triển khá chậm và thân ấu trùng khá mềm, có màu trắng tương tự.
Mọt hạt
Khác với mọt gạo và mọt ngô, mọt hạt có hình trụ tròn và có kích thước lớn hơn, lên đến 1/5 inch. Tuy nhiên, màu sắc của chúng vẫn có phần tương đồng với mọt gạo và mọt ngô. Một điểm khác biệt của loại mọt này là phần mõm của chúng khá dài và có thể kéo từ đầu xuống chân. Ấu trùng thân mềm, màu trắng và không có chân.
Vòng đời của một con mọt gạo
So với một số loại côn trùng khác thì tuổi thọ của mọt khá dài, chúng có thể sống lên đến 2 năm. Con cái sẽ đẻ 2 – 6 trứng mỗi ngày và con số trong vòng 2 năm cuộc đời của nó có thể lên đến 300 trứng. Đây là một con số không hề nhỏ và với lượng sinh sản tăng nhanh ở mức chóng mặt, số lượng mọt ra đời có thể lên đến cả triệu con.
Mọt thường đẻ trứng vào lỗ hạt gạo. Ấu trùng của chúng lúc này sẽ phát triển dần và sau khi đạt đến một độ tuổi nhất định, chúng sẽ chui ra để ăn và trở thành một cá thể hoàn chỉnh. Mọt có thể sinh sôi và nảy nở khá nhiều, tuy nhiên, chúng chỉ có thể sinh tồn ở một nhiệt độ nhất định giống như con người và những loại động vật khác.
Tại sao lại có mọt gạo?
Tại sao gạo lại có mọt? Đây được xem là một câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi nhất. Có nhiều luồng ý kiến cho rằng gạo để lâu sẽ có mọt. Tuy nhiên, đây phải là một ý kiến chính xác cho sự xuất hiện của loài côn trùng này. Chính xác là từ khi chúng ta mua về, con mọt trong gạo đã xuất hiện.
Trong giai đoạn thu hoạch, trứng của chúng đã bám vào gạo. Tuy nhiên, với tỷ lệ và kích thước khá nhỏ nên bằng mắt thường; con người chúng ta không nhìn thấy được. Mãi đến một thời gian sau, khi nhiệt độ trong gạo đã đạt đến một điều kiện thích hợp các trứng này sẽ nở ra và trở thành con mọt. Chính vì thế mà có nhiều gia đình, mua gạo về không lâu đã thấy chúng xuất hiện rất nhanh. Tuy nhiên, lại có những nhà mãi đến một thời gian khá lâu mới thấy chúng hình thành. Đấy là do sự khác nhau về mặt nhiệt độ và cách bảo quản của mỗi gia đình. Khi các yếu tố cần thiết gặp nhau, chúng sinh sôi một cách nhanh chóng.
Gạo bị mọt có ăn được không?
Về cơ bản, ấu trùng gạo chưa nở ra và vẫn còn trứng mọt, khi chúng ta nấu lên thì chất dinh dưỡng và hương vị của gạo vẫn còn giữ được nguyên vẹn. Tuy nhiên, khi trứng nở ra, lúc này chúng sẽ dần tấn công, xâm nhập vào gạo, bào mòn đi các lớp vỏ bên ngoài. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến mùi vị, độ tươi ngon cũng như giá trị dinh dưỡng của gạo. Chính vì thế, câu hỏi “gạo có mọt ăn được không?” chắc chắn đáp án sẽ là “có”. Tuy nhiên, để thưởng thức được trọn vẹn mùi vị cũng như hấp thu đầy đủ được các chất cần thiết, chúng ta nên có cách bảo quản đúng đắn, nhằm hạn chế sự phát triển và nở ra của ấu trùng mọt.
Tổng Kết
Mọt không có hại. Tuy nhiên, chúng có thể lấy đi khá nhiều các chất dinh dưỡng; và độ tươi ngon của gạo. Và để hạn chế sự lây lan cũng như tránh việc tạo điều kiện cho chúng sinh sôi; chúng ta cần phải có nhiều biện pháp bảo quản kỹ lưỡng, phải biết diệt trừ sao cho thật đúng cách; để gạo vẫn được thơm và tươi ngon.
Thông qua bài viết này, BAKAFOOD hy vọng bạn và gia đình sẽ có thêm những kiến thức mới về mọt gạo, các loại mọt thường gặp; cũng như có sự chuẩn bị, cảnh giác hơn về loài côn trùng này.
BAKAFOOD, chuyên cung cấp và chế biến các thực phẩm tươi ngon, hấp dẫn; chuẩn vị truyền thống Việt Nam và cả quốc tế. Liên hệ ngay với chúng tôi hoặc truy cập vào website BAKAFOOD để được tư vấn về các sản phẩm lương thực; và hỗ trợ mua hàng một cách nhanh chóng, chính xác nhất.